Hướng Dẫn Cách Làm Móng Nhà Trên Nền Đất Yếu Chuẩn

Ngày đăng : 08/09/2022 - 11:40 AM

Bạn đang muốn xây nhà nhưng nền đất yếu thì phải xử lý như thế nào? Hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang tìm hiểu cách làm móng nhà trên nền đất yếu chuẩn trong bài viết sau.

    Mọi công trình nhà ở (dù là nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay cấp 4) thì phần móng là phần quan trọng và không thể tách rời khỏi các công trình. Đây là bộ phận quyết định đến sự bền vững, chắc chắn của công trình nhà bạn trong tương lai. Vì vậy, một căn nhà kiên cố phải đạt được các tiêu chí như không bị sụt lún, bị nghiêng theo thời gian.

    Nếu nhà bạn có nền đất yếu và đang có dự định xây nhà cấp 4? Vậy xử lý và gia cố nền trước khi xây là điều cực kỳ cần thiết. Trong bài viết này, Xây Dựng An Phúc Khang sẽ chia sẻ cách làm móng nhà trên nền đất yếu chuẩn nhất, mời bạn theo dõi ngay.

    Các loại móng nhà cấp 4 phổ biến nhất hiện nay

    Cac loai mong nha cap 4 pho bien nhat hien nay

    Trước khi đi tìm hiểu cách làm móng nhà trên nền đất yếu, hãy cùng chúng tôi điểm qua các loại móng nhà cấp 4 phổ biến nhất hiện nay sau đây.

    Móng nông

    Móng nông là loại móng có kết cấu khá đơn giản, thi công dễ dàng, tiết kiệm thời gian, chi phí rẻ nên được nhiều gia chủ quan tâm và lựa chọn. Trên thực tế, móng nông được sử dụng cho những nền đất tốt, việc truyền tải trọng của móng nông qua đà kiềng, cột dầm, tường và truyền trực tiếp xuống nền đất dưới đáy móng.

    Móng nông được chia thành nhiều loại khác nhau như:

    • Móng đơn;

    • Móng bè;

    • Móng băng;

    • Móng đá hộc;

    • Móng gạch...

    Móng sâu

    Móng sâu thường được sử dụng cho những ngôi nhà xây trên nền đất yếu, mặt bằng bị san lấp, nền đất ao hồ. Loại móng này được làm trên một lớp cọc gia cố bên dưới như cọc tre, cọc cừ tràm, cọc bê tông cốt thép.

    Đối với móng sâu, nó thực hiện việc truyền tải trọng từ nhà bằng hệ thống cột, dầm, tường, đà kiềng xuống hệ thống cọc bên dưới giúp phân tán lực hiệu quả.

    Móng sâu cũng được chia thành nhiều loại như móng cọc, móng đơn...

    Hướng dẫn cách làm móng nhà trên nền đất yếu

    Huong dan cach lam mong nha tren nen dat yeu tieu chuan

    Dưới đây là cách làm móng nhà trên nền đất yếu đối với nhà cấp 4, cùng chúng tôi tham khảo để nắm được các thông tin bổ ích nhất.

    1. Chọn loại móng phù hợp

    Đối với các nền đất yếu như đất san lấp, đất ruộng, đất ao thì việc đầu tiên là phải chọn loại móng phù hợp, chịu tải tốt để đảm bảo sự kiên cố, vững chắc cho công trình.

    Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm trong vấn đề chọn loại móng, đội ngũ kiến trúc sư của Xây Dựng An Phúc Khang luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn 24/7.

    2. Khảo sát thực tế

    Việc làm móng trên nền đất yếu cần tuân theo quy trình khảo sát chuyên nghiệp, nghiêm ngặt nhằm đưa ra các đánh giá chính xác nhất về chất đất, cụ thể các công việc như:

    • Khảo sát địa chất xem độ dày của lớp đất bùn yếu bên dưới là bao nhiêu

    • Lựa chọn loại cọc có chiều dài phù hợp với độ dày của lớp đất yếu;

    • Căn cứ vào khảo sát, chọn ra loại vật liệu gia cố phù hợp, tối ưu hóa chi phí nhất cho khách hàng.

    3. Các cách xử lý nền đất yếu

    Thông qua khảo sát địa chất, các kỹ sư sẽ đưa ra các cách xử lý nền đất yếu, tiến hành thảo luận để lựa chọn được phương án phù hợp, tối ưu nhất. Một số cách phổ biến như:

    • Cách 1: Xử lý móng nhà bằng cách thay đổi chiều sâu chôn móng;

    • Cách 2: Xử lý móng bằng cách thay đổi hình dạng, kích thước móng;

    • Cách 3: Xử lý móng bằng cách thay đổi loại móng, độ cứng của móng;

    • Cách 4: Xử lý nền đất yếu bằng cọc tre hoặc tràm;

    • Cách 5: Sử dụng móng cọc để gia cố.

    3. Độ sâu của móng

    Do sau cua mong nha

    Trong trường hợp đất bên dưới là đất tốt thì móng nông là lựa chọn hoàn hảo, bạn có thể xây móng bằng đá hộc, móng bè, móng băng... Độ sâu của móng từ 0.5-1.5m, bên dưới rải đá 3x4, đá 4x6 hoặc đá hộc. Tiếp đến tiến hành lắp đà kiềng, đổ móng theo đúng thiết kế.

    Trường hợp lớp đất yếu nhỏ hơn 4m cần sử dụng móng sâu. Phía dưới có thể sử dụng cọc cừ tràm để xử lý. Đối với lớp đất nền yếu dày 4m thì nên chọn loại cây dài trên 3.5m, đường kính gốc từ 8-10cm trở lên, mật độ 25-30 cây/m2. Sau đó trải đá 4x6 và tiến hành các bước tiếp theo.

    Ngoài ra, nếu lớp đất nền yếu dày hơn 4m, bạn có thể nhờ chuyên viên giàu kinh nghiệm tư vấn và đưa ra phương án sử dụng móng sâu với vật liệu gia cố phù hợp, giá tốt nhất.

    4. Lưu ý về phong thủy

    Bên cạnh cách làm móng nhà trên nền đất yếu chuẩn, phong thủy cũng là yếu tố mà bạn không thể bỏ qua. Khi gia cố móng làm nhà, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

    • Nền phía trước thấp hơn phía sau sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ;

    • Làm móng nhà hướng Tây Nam tốt cho công danh, sự nghiệp;

    • Không làm móng nhà hình tam giác hay có các góc nhọn bởi sẽ gây hao tài tốn của, đem lại nhiều xui xẻo;

    • Tránh làm móng nhà bên cạnh hoặc trên mồ mả.

    => XEM THÊM: Tường Chịu Lực Là Gì? Cấu Tạo, Yêu Cầu Cụ Thể

     

    Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách làm móng nhà trên nền đất yếu chuẩn, hiệu quả nhất. Để nhận được tư vấn chi tiết hơn hoặc hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của Xây Dựng An Phúc Khang, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi nhé.