Định Mức Xây Dựng Là Gì? Các Định Mức Trong Xây Dựng

Ngày đăng : 14/09/2022 - 12:39 PM

Định mức xây dựng là gì? Có những loại định mức nào được dùng trong xây dựng? Cùng Xây Dựng An Phúc Khang tham khảo những thông tin chi tiết được chia sẻ trong bài viết sau đây.

    Để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi thi công, nhiều nhà thầu hoặc chủ đầu tư thường quan tâm đến định mức xây dựng. Chính các loại định mức này sẽ giúp xác định các chi phí và có được các số liệu thực tế chính xác nhằm mục đích đưa ra phương hướng đầu tư hiệu quả.

     

    Nếu bạn chưa hiểu rõ định mức xây dựng là gì, hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang tham khảo chi tiết bài viết sau đây.

    Định mức xây dựng là gì?

    Dinh muc xay dung la gi

    Định mức xây dựng là cơ sở để xác định tổng chi phí tối thiểu để xây dựng một công trình hoặc hạng mục thi công cụ thể, đã bao gồm các chi phí về nhân công, vật liệu, máy móc thiết bị.

     

    Có thể nói, đây chính là công cụ nhiều nhà đầu tư sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư dự án và là công cụ để quản lý của Nhà nước đối với các công trình xây dựng.

    Các loại định mức được sử dụng trong xây dựng

    cac loai dinh muc duoc su dung trong xay dung

    Hiện nay có 2 loại định mức được dùng trong xây dựng bao gồm:

    Định mức chi phí

    Định mức chi phí là cơ sở để đánh giá những khoản chi phí đã sử dụng trong quá trình xây dựng. Cụ thể hơn thì đây chính là mức chi phí tối thiểu cần bỏ ra để xây dựng công trình hoàn thành, sẽ bao gồm các khoản chi phí về vật liệu, chi phí đầu tư gián tiếp và trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí quản lý,...

     

    Có thể nói, để xây dựng một công trình với diện tích và thiết kế như vậy thì bạn cần bỏ ra ít nhất là phần định mức chi phí, nếu ít hơn thì chất lượng và quy trình thi công không thể hoàn thiện.

     

    Định mức chi phí bao gồm 2 loại sau đây:

    + Định mức tính bằng tỷ lệ phần trăm

    + Định mức tính bằng giá trị

    Định mức kinh tế - kỹ thuật

    Định mức kinh tế - kỹ thuật chính là cơ sở để giúp quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiệu quả hơn và bao gồm 2 loại:

    + Định mức cơ sở: bao gồm các định mức về nhân công, vật liệu, năng suất lao động, máy móc và thiết bị cần thiết để thi công công trình sao cho đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, thiết kế. Đây chính là những định mức cơ bản để giúp chủ đầu tư xác định chi phí ban đầu hoặc tiến hành điều chỉnh mức dự toán cho phù hợp hơn.

    + Định mức dự toán: là mức hao phí cần thiết để thi công hoàn thiện một công trình đạt tiêu chuẩn, bao gồm các mức hao phí về nhân công, vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật,... giúp xác định giá của công trình, là cơ sở để thẩm định hoặc lập kế hoạch và quản lý chi phí đầu tư.

     

    Những số liệu dùng để lập định mức kinh tế - kỹ thuật sẽ được quan sát, ghi chép dựa theo thực tế, giúp phản ánh đúng trình độ và năng lực thi công của đơn vị thực hiện. Một số yêu cầu mà cần tuân thủ khi lập định mức này như sau:

     

    + Số liệu được thống kê thực tế, có tính khoa học và kết quả có tính tương đối chính xác cao về giá thầu của công trình, chi phí thi công,..;

    + Định mức phải được xây dựng phù hợp với các yêu cầu và tính chất của công trình;

    + Khi tính toán phải tính đến những công nghệ kỹ thuật được áp dụng trong quá trình thi công;

    + Kết cấu xây lắp phải được đảm bảo có tính đồng bộ và áp dụng khi xây dựng trong các điều kiện khác nhau.

    Các quy định về việc áp dụng và tham khảo định mức xây dựng

    cac quy dinh ve viec ap dung va tham khao dinh muc xay dung

    Theo khoản 3 Điều 136 của Luật Xây dựng 2014 kèm văn bản bổ sung tại điều 51 của Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020 số 62/2020/QH14 đã quy định rõ như sau:

     

    “Việc áp dụng hoặc tham khảo hệ thống định mức xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành được quy định như sau:

     

    + Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, chủ đầu tư căn cứ quy định về quản lý chi phí, áp dụng hệ thống định mức được ban hành để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

    + Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP, chủ đầu tư căn cứ quy định về quản lý chi phí, tham khảo hệ thống định mức được ban hành để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

    + Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư tham khảo hệ thống định mức được ban hành để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”

     

    => THAM KHẢO NGAY: #14 Loại Vật Liệu Trong Xây Dựng Nhà Ở Phổ Biến Hiện Nay

     

    Qua những thông tin vừa được chia sẻ, chắc hẳn rằng bạn đã hiểu được định mức xây dựng là gì và biết thêm nhiều điều hữu ích khác, hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị và thi công xây dựng. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang chia sẻ rộng rãi để nhiều người biết đến bạn nhé!