Xây Nhà Cần Chuẩn Bị Những Gì? [Quan Trọng]

Ngày đăng : 16/09/2022 - 4:55 PM

Xây nhà cần chuẩn bị những gì? để giảm thiểu các vấn đề phát sinh không đáng có trước khi khởi công xây dựng. Hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang tìm hiểu ngay sau đây.

    Từ thời xưa, "Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà" được xem ba việc lớn trong một đời người. Vì thế, xây nhà là một việc trọng đại của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm xây nhà nên không biết cần chuẩn bị những gì để giảm thiểu rủi ro, nhằm có được công trình đẹp, an toàn và tiết kiệm nhất.

    Để giải đáp nhanh thắc mắc xây nhà cần chuẩn bị những gì? Tham khảo ngay 8 bước chuẩn bị được Xây Dựng An Phúc Khang chia sẻ dưới đây.

    1. Di dời đồng hồ điện - nước

    Xay nha can chuan bi nhung gi

    Di dời đồng hồ điện - nước là một trong những công tác cần chuẩn bị trước khi xây nhà nhưng thường bị các gia chủ "ngó lơ". Trong bước này, bạn có thể liên hệ với phía điện lực để được hỗ trợ di dời điện nước, tránh phát sinh nguy hiểm hay bị phạt về sau.

    Thời gian giải quyết khoảng 2-3 ngày làm việc.

    2. Tháo dỡ nhà cũ

    Khi được hỏi xây nhà cần chuẩn bị những gì? thì chắc chắn một điều có hơn 70% khách hàng sẽ nghĩ đến việc tháo dỡ nhà cũ, giải phóng mặt bằng để có nền đất xây nhà.

    Thông thường, các gia chủ sẽ tập trung tháo dỡ phần nổi trên mặt đất, những thực tế phần chìm phía dưới như hầm tự hoại, đà kiềng móng... là những phần cần được lưu tâm hơn cả. Việc tháo dỡ bạn có thể nhờ các đơn vị chuyên nghiệp để được hỗ trợ và có mức giá ưu đãi nhất.

    Trường hợp nếu bạn xây nhà trên khu đất trống thì bỏ qua bước này.

    3. Xin phép sử dụng vỉa hè

    Phần lớn các công trình nhà phố đều được cấp phép xây sát vỉa hè. Do vậy, bạn cần phải xin phép sử dụng một phần diện tích vỉa hè để tập kết vật tư, phục vụ thi công... Gia chủ cần kiểm tra kỹ để tránh trường hợp lấn chiếm lòng lề đường hoặc bị phạt hành chính trong trường hợp không có vỉa hè hoặc thuê không được.

    4. Hồ sơ thiết kế và giấy phép xây dựng

    Ho so thiet ke va giay phep xay dung

    Đây là một trong những bước cực kỳ quan trọng, đảm bảo công trình thi công đúng quy định của pháp luật, đúng bộ hồ sơ xin phép xây dựng. Tránh tình trạng sai lệch, phát sinh gây tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc... Thậm chí buộc dừng công trình nếu vi phạm nghiêm trọng.

    Theo đó, bạn nên kiểm tra kỹ các yếu tố:

    Khoảng lùi xây dựng

    Đây là khoảng cách tính từ tim đường/lề đường vào công trình, phần khoảng lùi trong bản vẽ phải đúng với giấy phép xây dựng.

    Chiều cao tầng của công trình

    Chiều cao tầng của công trình gồm chiều cao tầng trệt, chiều cao các tầng phía trên và sân thượng. Hồ sơ xin phép và bản vẽ phải đồng bộ với nhau. Thông thường, chiều cao tầng trệt khoảng 3.8m.

    Mật độ xây dựng

    Mật độ xây dựng bao gồm các khoảng trong trong công trình, đảm bảo về mặt giao thông, thông thoáng cho không gian sống. Dễ hiểu hơn, bạn được cấp phép xây dựng 200m2 thì không thể xây hết toàn bộ diện tích, bắt buộc phải chừa ra diện tích trống.

    Chi tiết này sẽ giúp bạn tránh được các tình huống "trớ trêu" phải tạm dừng công trình để điều chỉnh bản vẽ theo đúng quy định.

    5. Chuẩn bị hồ sơ thông báo khởi công xây dựng

    Nhắc đến xây nhà cần chuẩn bị những gì? không thể không nhắc đến hồ sơ thông báo khởi công. Trước khi xây khoảng 7 ngày, bạn phải nộp hồ sơ và thông báo cho phường về thời gian thi công. 

    Bạn cần chuẩn bị 3 bộ hồ sơ, trong đó 2 bộ lưu tại phường và thanh tra quận, 1 bộ bạn lưu trữ ở công trình phòng trường hợp kiểm tra đột xuất.

    Bộ hồ sơ bao gồm:

    • Thông báo khởi công (mẫu sẵn);

    • Giấy phép xây dựng;

    • Bản vẽ;

    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    • Sổ hộ khẩu;

    • CMND/CCCD;

    • Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng + giấy phép hành nghề;

    • Chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị thi công;

    • Hợp đồng thi công;

    • Bảo hiểm công nhân.

    6. Chụp hiện trạng các công trình lân cận

    Chup hien trang cac cong trinh lan can

    Chụp hiện trạng các công trình bên trái, phải, phía sau khu đất là điều cực kỳ quan trọng để tránh trường hợp bị khiếu nại, tranh chấp không đáng có.

    Việc chụp lại hiện trạng cũng giúp đơn vị thi công xác định được tình trạng của các công trình lân cận, đưa ra phương án triển khai phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình "hàng xóm".

    Đặc biệt, phía đơn vị thi công cần làm biên bản ghi nhận hiện trạng có chữ ký 3 bên gồm chủ nhà, đơn vị thi công và chủ các công trình lân cận.

    7. Định vị ranh mốc của công trình

    Ở thành phố, nhà cửa được xây dựng san sát nhau, cho nên việc định vị ranh mốc tương đối dễ dàng hơn so với các công trình nằm cạnh khu đất trống. Nhằm đảm bảo công tác định vị diễn ra thuận lợi nhất, phương pháp sử dụng máy đo toàn đạc được các đơn vị ưu ái lựa chọn.

    Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trước 2008 không thể hiện tọa độ chính xác, gia chủ cần liên hệ với địa chính để được cung cấp đầy đủ thông tin kèm biên bản bàn giao tim mốc thửa đất. Nhờ vậy, gia chủ sẽ đảm bảo xây dựng công trình theo đúng quy mô, vị trí quy định.

    8. Gia cố đất nền

    Gia cố nền đất là một trong những công tác không thể thiếu và bạn cần phải "nằm lòng" khi tìm hiểu xây nhà cần chuẩn bị những gì? Nếu khu đất nhà bạn thuộc dạng đất yếu dễ bị sụt lún, gây nghiêng... do làm trên đất san lấp, đất ao thì việc gia cố nền đất rất quan trọng giúp công trình kiến cố, vững chắc hơn theo thời gian.

    Các phương pháp gia cố đất nền bạn có thể tham khảo gồm:

    • Phương pháp ép cừ tràm: Áp dụng cho đất ngập nước, chi phí khá thấp, thi công dễ dàng và có độ bền từ 20-25 năm.

    • Phương pháp ép cọc bê tông: Đây là phương pháp cực kỳ phổ biến sử dụng cho nền đất yếu, dễ sụt lún, khả năng chịu tải vượt trội, độ bền cao.

    >>>THAM KHẢO NGAY: Định Mức Xây Dựng Là Gì? Các Định Mức Trong Xây Dựng

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn xây nhà cần chuẩn bị những gì? lưu ý những vấn đề nào để giảm thiểu rủi ro, phát sinh không đáng có. Hãy liên hệ ngay với Xây Dựng An Phúc Khang nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần được tư vấn thêm về dịch vụ xây nhà nhé.