Tổng Chi Phí Sửa Nhà 2 Tầng Là Bao Nhiêu? [GIẢI ĐÁP]

Ngày đăng : 12/09/2023 - 9:16 AM

Bạn đang có ý định cải tạo tổ ấm, tuy nhiên bạn phân vân vì chưa biết chi phí sửa nhà 2 tầng khoảng bao nhiêu. Trong bài viết này, Xây Dựng An Phúc Khang sẽ cung cấp những thông tin cần thiết mà bạn đang quan tâm! 

    Nhà 2 tầng mang đến không gian rộng rãi và thoải mái cho gia đình. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng có thể bạn cần phải sửa chữa, cải tạo ngôi nhà để đảm bảo sự an toàn và tính thẩm mỹ. Vậy bạn có biết chi phí sửa nhà 2 tầng là bao nhiêu không? Hãy để Xây Dựng An Phúc Khang giải đáp chi tiết ngay sau đây nhé!

    Lý do nên cải tạo nhà 2 tầng

    ly do nen cai tao nha 2 tang

    Hiện nay, kiến trúc nhà 2 tầng đang được ưa chuộng từ thành thị đến nông thôn nhờ chi phí xây dựng phù hợp với túi tiền và đa dạng trong phong cách thiết kế như nhà 2 tầng chữ A, nhà mái thái, nhà chữ L. 

     

    Thế nhưng, trải qua thời gian dài sử dụng khoảng 15 - 25 năm thì những căn nhà 2 tầng sẽ trở nên cũ kỹ và xuống cấp làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và giá trị thẩm mỹ. 

     

    Bên cạnh đó, việc sửa chữa và cải tạo dựa trên thiết kế cũ sẽ tiết kiệm được 50% chi phí và thời gian khi xây dựng nhà mới. Sau khi sửa chữa, ngôi nhà sẽ trở nên tối ưu hóa diện tích và mang lại cuộc sống thoải mái, tiện nghi cho gia đình. 

    Một số cách sửa nhà 2 tầng phổ biến, hiệu quả 

    Dưới đây là 3 phương pháp sửa nhà 2 tầng thông dụng nhằm nâng cấp không gian sống trở nên hiện đại và thoải mái: 

    Sửa nhà 2 tầng cũ

    Một giải pháp giúp cho ngôi nhà ống 2 tầng cũ tối ưu không gian sống đó là cải tạo nội thất. Điều này giúp cho gia chủ có thể tiết kiệm được tối đa chi phí và thời gian thực hiện. 

     

    Bạn có thể cải tạo và sắp xếp lại vị trí của các phòng theo nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, nên sử dụng đồ nội thất thông minh và hạn chế bố trí các vật dụng không cần thiết nhằm tạo cảm giác rộng rãi, thoải mái trong căn nhà. 

     

    Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến vị trí đặt cầu thang và hệ thống cửa sao cho phù hợp với phong thủy của ngôi nhà. 

    Nâng cấp nhà 2 tầng thành 3 tầng

    Nếu bạn thấy không gian sống vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thì đây là một lựa chọn phù hợp nhất đó là nâng tầng nhà. 

     

    Tuy nhiên, phương pháp này sẽ tốn khá nhiều chi phí, thời gian và nhân lực. Thế nhưng bạn sẽ nhận lại được không gian sinh hoạt thoải mái, hiện đại và tiện nghi cho gia đình. 

    Cải tạo nhà ống 2 tầng thành biệt thự 

    Bên cạnh phương pháp nâng tầng như trên, bạn có thể cân nhắc đến việc cải tạo nhà 2 tầng thành biệt thự. Điều này không những giúp tối ưu diện tích sinh hoạt mà còn tăng sự sang trọng, đẳng cấp cho ngôi nhà. 

     

    Thế nhưng, phương pháp này sẽ cần chi phí đầu tư lớn và trước khi thực hiện cần chú ý đến yếu tố phong thủy nhằm mang lại sự may mắn, bình an và thịnh vượng cho gia đình. 

    Tổng chi phí sửa chữa nhà 2 tầng cũ là bao nhiêu? 

    Chi phí cải tạo nhà ống 2 tầng cũ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, Bạn có thể áp dụng phương pháp dự trù chi phí như sau: 

    Sửa chữa theo tầng 

    Đối với những ngôi nhà cao tầng sẽ có chi phí cải tạo, sửa chữa cao hơn những ngôi nhà 1 hoặc 2 tầng. 

     

    Phương pháp tính chi phí sửa chữa được áp dụng là tăng 50% chi phí ban đầu cho mỗi tầng khi cải tạo. 

     

    Ví dụ cụ thể: Chi phí để cải tạo nhà 1 tầng là 40 triệu đồng thì khi tăng thêm 50% chi phí ban đầu sẽ là: 40 + 20 = 60 triệu đồng. 

     

    Lưu ý đây chỉ là số liệu tạm tính, thực tế chi phí sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: diện tích, kết cấu,...của từng ngôi nhà. 

    Sửa chữa khu vực bếp 

    Không gian bếp là một khu vực quan trọng trong căn nhà. Việc cải tạo, sửa nhà sẽ làm ảnh hưởng đến đến nội thất bếp và hệ thống cấp thoát nước. 

     

    Quá trình sửa chữa phòng bếp khá phức tạp vì vậy chi phí thường cao so với các không gian khác trong ngôi nhà 2 tầng. 

     

    Phương pháp này không phù hợp với một số ngôi nhà, vì vậy khi có ý định sửa chữa cần kiểm tra kỹ lưỡng để chọn được giải pháp phù hợp. 

    Dự trù chi phí tại vị trí sửa chữa

    Khi ngôi nhà nằm tại vị trí thuận lợi, có tiềm năng về bất động sản thì chi phí sẽ tăng cao hơn bình thường. 

    Dự tính vật liệu và thi công sửa nhà

    Trước khi tiến hành cải tạo, sửa chữa nhà bạn cần khảo sát và nghiên cứu đến giá cả của nguyên vật liệu. Bởi vì trên thị trường rất đa dạng với nhiều chi phí khác nhau. Việc chủ động tìm hiểu giúp bạn chọn được nguyên, vật liệu phù hợp với túi tiền của gia đình. 

     

    Tóm lại, chi phí có thể bị phụ thuộc bởi nhiều yếu tố khác nhau như: diện tích, phong cách thiết kế, vật liệu sử dụng và đội ngũ thi công. 

    Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khi sửa nhà 2 tầng

    mot so yeu to anh huong den chi phi sua nha 2 tang

    Khi sửa chữa nhà 2 tầng cần phải tính toán thật kỹ lưỡng về mức chi phí cần thiết để hạn chế sự phát sinh ngoài ý muốn. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khi cải tạo nhà 2 tầng, bao gồm: 

    Lý do sửa nhà 2 tầng

    Tùy vào nhu cầu sử dụng mà gia chủ có thể lựa chọn hình thức cải tạo phù hợp như: ngoại thất hay nội thất, mở rộng diện tích sinh hoạt hay chỉ sang sửa bên ngoài. 

     

    Thông thường, yếu tố này ảnh hưởng đến 65% chi phí chi trả. Vậy nên bạn cần xác định rõ tình trạng của căn nhà và tham khảo ý kiến của gia đình hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm. 

    Khu vực cần sửa chữa trong nhà 

    Nếu bạn muốn sửa chữa nhà 2 tầng, bước đầu tiên là kiểm tra và liệt từng khu vực, hạng mục cần cải tạo. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí. 

     

    Ví dụ: Khi sửa chữa ngoại thất, việc sơn lại tường sẽ tốn chi phí nhỏ hơn khi bạn tróc vữa và xây lại toàn bộ ngoại thất. 

    Kích thước được sửa trong nhà ống 2 tầng 

    Kích thước là một trong những yếu tố quyết định đến chi phí trong quá trình cải tạo nhà. Nếu diện tích lớn đồng nghĩa với việc chi phí cao và tốn nhiều thời gian và vật liệu. 

     

    Vì vậy, khi sửa chữa bạn cần xem xét kỹ lưỡng tình trạng hư hỏng của ngôi nhà để đưa ra quyết định cải tạo theo phòng, tầng hay toàn bộ căn nhà. 

    Đơn vị thi công chất lượng, uy tín

    Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đội ngũ thi công trong lĩnh vực xây dựng và sửa chữa nhà ở. Tuy nhiên, để công trình được diễn ra một cách suôn sẻ, nhanh chóng và hạn chế chi phí phát sinh thì gia chủ cần tìm kiếm một đơn vị thi công giàu kinh nghiệm và uy tín. 

    Một số lưu ý cải tạo nhà 2 tầng cũ

    Khi tiến hành sửa chữa, cải tạo nhà 2 tầng có một số lưu ý quan trọng bạn cần xem xét để đảm bảo dự án được diễn ra suôn sẻ và thành công như: 

    Lập kế hoạch chi phí phù hợp

    Việc lập bảng dự trù kinh phí giúp cho bạn chủ động hơn trong việc quản lý chi tiêu và khả năng tiết kiệm lên đến 50% so với việc xây dựng một ngôi nhà mới. 

     

    Bên cạnh đó để cần dự trù thêm một khoản chi phí để đề phòng trường hợp giá nguyên, vật liệu tăng. 

    Chọn phương pháp sửa chữa nhà 2 tầng hợp lý 

    Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng hoặc khả năng chi trả mà gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp.

     

    Nếu bạn muốn cải tạo không gian trở nên mới mẻ, thoáng mát thì có thể tham khảo phương án thiết kế nội thất. Ngược lại, nếu bạn muốn mở rộng diện tích sinh hoạt thì chọn ngay phương án nâng tầng. 

    Hạn chế sửa nhà vào thời gian cuối năm

    Theo kinh nghiệm của nhà thầu chia sẻ thời điểm cuối năm giá cả nguyên, vật liệu có thể tăng cao vì khó nhập hàng. Vậy nên, để tránh sự chênh lệch chi phí bạn không nên cải tạo nhà vào thời điểm này. 

    Biện pháp xử lý tình trạng xấu khi sửa nhà 2 tầng cũ 

    bien phap xu ly tinh trang xau khi sua nha 2 tang cu

    Sau đây là một số tình trạng xuống cấp của nhà 2 tầng khi qua nhiều năm sử dụng và biện pháp xử lý như sau: 

    Vị trí chân tường

    Sau một thời gian dài sử dụng, vị trí chân tường hay xuất hiện tình trạng bong tróc làm mất đi giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Giải pháp cho trường hợp này là bóc bỏ hoàn toàn lớp vữa cũ, tiếp theo là đục bỏ phần nhỏ giữa 3 hàng gạch kết nối tại vị trí cốt sàn và sau đó trát lại bằng xi măng mác cao.

     

    Nếu muốn nâng cao giá trị thẩm mỹ, bạn có thể trát lại lớp vữa bảo vệ mác cao tầm 90cm. Sau đó ốp gạch hoa hay ván gỗ vào chân tường. 

    Hiện tượng võng sàn, nứt sàn

    Khi cấy dầm lên sàn cũ, đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp đặt lại bức tường bị phá và sơn lại toàn bộ để đảm bảo ngôi nhà trở nên như mới. Điều này giúp khắc phục hiện tượng võng sàn và tạo không gian sinh hoạt rộng rãi và mới mẻ. 

     

    Ban công bị nước đọng và nứt cổ trần

    Trong quá trình thi công tường ban công hoặc tường chắn mái, thợ thi công không trang bị một lớp vữa xi măng mác cao chống thấm ngược hoặc đánh vát chống đọng nước. Vì vậy dẫn đến hiện tượng nước ngấm và đọng lại. 

     

    Biện pháp khắc phục là bạn nên đục bỏ một phần bên ngoài, sau đó trát lại bằng vữa xi măng mác cao. Bên cạnh đó, bố trí thêm vác góc tường để hạn chế nước đọng ở chân trường. 

    Cấy dầm mới, cấy sàn và sàn cũ 

    Để căn nhà được hoàn thiện thì vị trí cầu thang có thể sẽ thay đổi và phải cấy dầm mới và cấy sàn mới.

     

    Phương pháp cấy dầm, sàn rất đa dạng nhưng trong đó được nhiều người sử dụng nhất đó là: phá hủy một phần nhỏ của lớp bê tông chứa thép nhằm hiện ra lớp thép cũ, cuối cùng hàn đấu đầu hay buộc thép cũ và mới lại với nhau. 

     

    Xây Dựng An Phúc Khang là đơn vị thi công chất lượng, uy tín tại TP HCM 

    Xây Dựng An Phúc Khang luôn tự hào trong lĩnh vực xây dựng và sửa chữa nhà ở vì đáp ứng được các tiêu chí như:  bởi vì đảm bảo được các yếu tố dưới đây: 

     

    • Sở hữu thiết bị máy móc hiện đại cải thiện tối đa thời gian hoàn thành dự án;
    • Quy trình sửa chữa nhà ở luôn tuân thủ theo trình tự;
    • Sở hữu đội ngũ nhân viên và kỹ sư có chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao; 
    • Tiến độ thi công luôn được đảm bảo;
    • Giá cả phù hợp với thị trường và áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng. 

    Những bước cải tạo, sửa chữa nhà 2 tầng

    Thông thường, quy trình cải tạo nhà 2 tầng trải qua các bước như sau: 

     

    • Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng qua số hotline;
    • Bước 2: Khảo sát và kiểm tra công trình;
    • Bước 3: Tiến hành thi công phần thô của công trình;
    • Bước 4: Hoàn thiện thi công;
    • Bước 5: Tiến hành trang trí nội thất;
    • Bước 6: Kiểm tra và bàn giao công trình cho khách hàng. 

     

    XEM NGAY:

     

    Hy vọng với những thông tin mà Xây Dựng An Phúc Khang chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc có thể tham khảo được chi phí sửa nhà 2 tầng và một số lưu ý khi cải tạo, sửa chữa nhà. Nếu bạn còn thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay qua số hotline của chúng tôi nhé!