Công Trình Dân Dụng Là Gì?

Ngày đăng : 30/01/2024 - 10:25 PM

Bạn đang tìm hiểu về công trình dân dụng là gì và thông tin về công trình dân dụng thì hãy tham khảo ngay nội dung bài viết này của Xây Dựng An Phúc Khang nhé!

    Công trình dân dụng là công trình có tính dân dụng, thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của 3 bên gồm bên quản lý, bên xây dựng và bên sử dụng, cùng với các hoạt động được phép và không được phép thực hiện. Vậy bạn đã biết công trình dân dụng là gì chưa, cùng tìm hiểu với Xây Dựng An Phúc Khang nhé!

    Công trình dân dụng là gì?

    cong trinh dan dung la gi

     

    Công trình dân dụng là công trình được xây dựng trên mục đích phục vụ người dân sử dụng. Công trình dân dụng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng, được quy định phân loại theo Thông tư 12/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng. 

    Nhà ở

    Công trình được xây dựng trên khu vực đất ở thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tập thể gia đình hợp pháp, kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở, bao gồm:

    • Nhà chung cư.

    • Nhà riêng lẻ.

    Công trình công cộng

    Công trình công cộng được xây dựng để thực hiện các chính sách nhằm phát triển văn hóa - xã hội - kinh tế của một khu vực, một quốc gia, bao gồm các loại công trình:

    • Công trình văn hóa: nhà văn hóa, rạp phim, thư viện, bảo tàng...

    • Công trình giáo dục: trường mầm non, đại học, học viện, trung tâm đào tạo...

    • Công trình y tế: bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá, trung tâm kiểm nghiệm dược, vắc xin, hóa mỹ phẩm, thực phẩm;...

    • Công trình thương mại và dịch vụ: trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, trung tâm logistic...

    • Nơi lưu trú: khách sạn, nhà khách, ký túc xá, nhà nghỉ.

    • Công trình thông tin liên lạc và viễn thông: tháp thu phát sóng phát thanh, bưu điện, biển quảng cáo, đài truyền hình...

    • Nhà ga: bến xe, bến tàu...

    • Công trình thể thao: sân vận động, sân banh...

    • Văn phòng, trụ sở cơ quan: văn phòng cơ quan nhà nước, trụ sở làm việc của các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác...

    • Công trình dịch vụ công cộng: nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, ngân hàng, nhà khách.

    • Công trình công cộng khác: nhà thờ, chùa, trại giam, nhà tù...

    Phân loại công trình dân dụng

    phan loai cong trinh dan dung

     

    Dựa theo tính chất và quy mô, số lượng tầng mà phân loại công trình thành 5 cấp. Số tầng được tính bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất tính cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái và tầng nửa hầm, không tính tầng hầm. Dưới đây là 5 loại công trình dân dụng:

    • Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Hạn sử dụng công trình trên 100 năm. Tổng diện tích sàn lớn hoặc bằng 15.000m2 hoặc số tầng lớn hoặc bằng 30 tầng.

    • Công trình dân dụng cấp 1: Thời hạn sử dụng công trình trên 100 năm. Tổng diện tích sàn từ 10.000m2 - 15.000m2 hoặc số tầng từ 20 - 29 tầng.

    • Công trình dân dụng cấp 2: Niên hạn sử dụng công trình 50 – 100 năm. Tổng diện tích sàn từ 5.000m2 - 10.000m2 hoặc số tầng từ 9 đến 19 tầng.

    • Công trình dân dụng cấp 3: Niên hạn sử dụng công trình 20 - 50 năm. Tổng diện tích sàn từ 1.000m2 - 5.000m2 hoặc số tầng từ 4 đến 8 tầng.

    • Công trình dân dụng cấp 4: thời hạn sử dụng dưới 20 năm. Tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hoặc số tầng nhỏ hơn 3 tầng.

    Yếu tố ảnh hưởng tới phân cấp công trình dân dụng

    Theo hướng dẫn của thông tư số 06/2021/TT-BXD của Bộ Xây Dựng, để phân cấp công trình đúng sẽ dựa theo những tiêu chí sau:

    • Mức độ an toàn cho người và tài sản.

    • Mức độ tập trung đông người.

    • Độ bền, tuổi thọ công trình trong suốt niên hạn sử dụng, chịu được mọi tác động bất lợi của điều kiện khí hậu, tác động lý học, hoá học và sinh học, chia làm 4 bậc.

    • Độ an toàn khi có cháy trong giới hạn chịu lửa cho phép, gồm 5 bậc.

    Tài liệu tham khảo về công trình dân dụng

    tai lieu tham khao ve cong trinh dan dung

     

    Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm bộ luật và nghị định do Bộ Xây Dựng Chính phủ ban hành về công trình dân dụng, hãy tham khảo các tài liệu dưới đây:

    • QCVN 03:2012/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

    • Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

    • Nghị định Chính phủ số 46/2015/NĐ-CP: Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

    • Nghị định Chính phủ số 59/2015/NĐ-CP: Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

    • Nghị định Chính phủ số 62/2013/NĐ-CP: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

    >>> XEM THÊM:

    Thông qua bài viết Xây Dựng An Phúc Khang mong bạn đã có thêm thông tin hiểu công trình dân dụng là gì, yếu tố phân loại công trình. Nếu còn thắc mắc đừng quên tham khảo nguồn tài liệu chúng tôi đã cung cấp ở trên nhé!