Văn Khấn Lễ Tạ Sau Khi Sửa Nhà & Những Lưu Ý Khi Thực Hiện

Ngày đăng : 12/08/2023 - 10:51 AM

Sau khi hoàn thành công việc, lễ tạ khi sửa nhà là một sự kiện quan trọng không thể thiếu trong tín ngưỡng của người Việt. Ý nghĩa của việc làm này là gì? Hôm nay Xây Dựng An Phúc Khang mang những thông tin quan trọng về lễ tạ, bạn đừng bỏ qua nhé! 

    Sau những ngày tháng cải tạo nhà ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến các vị thần linh xung quanh. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị lễ tạ nhằm cảm ơn và cầu mong các vị thần luôn phù hộ cho ngôi nhà và mang lại may mắn, thuận lợi. 

     

    Ngoài ra, đây còn là dịp để chia sẻ niềm vui cùng gia đình, bạn bè. Bên cạnh đó, Xây Dựng An Phúc Khang muốn gửi đến bạn một số lưu ý trong khâu chuẩn bị lễ tạ sau khi sửa nhà trong phần sau. 

    Những lưu ý trong khâu chuẩn bị lễ tạ sau khi sửa nhà

    luu ý khi chuan bi le ta sau khi sua nha

    Theo tâm linh, quá trình cải tạo và sửa chữa nhà ở sẽ ảnh hưởng đến sự bình yên bấy lâu nay của các vị thần linh. Vậy nên, các nghi thức cúng lễ không nên bỏ qua hoặc làm qua loa. Gia chủ cần phải thành tâm chuẩn bị kỹ càng về mặt hình thức và lòng thành của mình. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý: 

    Chuẩn bị mâm cúng 

    chuan bi mam cung

    Mỗi vùng miền sẽ có phong tục tập quán khác nhau. Tuy nhiên, mô hình chung bạn cần chuẩn bị đồ cúng bao gồm: 

     

    Mâm lễ mặn: 1 bộ tam sinh bao gồm: thịt lợn luộc, trứng vịt luộc và gà luộc nguyên con. Tiếp theo là xôi, có thể là xôi nếp hoặc xôi gấc,... 

     

    Mâm ngũ quả: Bao gồm 5 loại quả khác nhau. Trong phong thủy, mâm ngũ quả thường có các màu sắc như: Trắng, xanh, đỏ, vàng, lục đại diện cho ngũ hành. 

     

    Chuẩn bị thêm: đèn, nhang, 1 chén muối trắng, 1 bát gạo, 1 chai rượu nếp, 1 túi trà, 1 bát nước sạch, 1 bao thuốc lá, 1 đĩa trầu cau, 1 bình hoa tươi, 5 oản đỏ, 5 lễ vàng tiền. Tùy theo phong tục mà gia chủ có thể thêm vào hoặc bỏ bớt. 

     

    Những lưu ý quan trọng khi chuẩn bị lễ tạ

    Trong quá trình chuẩn bị lễ tạ sau khi sửa chữa nhà bạn cần lưu ý một số yếu tố sau đây:

     

    • Chuẩn bị đồ cúng phải tươi và sạch sẽ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thể sử dụng đồ cúng nhà làm, trồng; 
    • Bố trí đồ cúng gọn gàng, đẹp mắt để thể hiện được lòng thành; 
    • Không nên trả giá khi mua đồ cúng vì việc làm mất đi lòng thành kính của gia chủ; 
    • Nên xem ngày, giờ tốt, phù hợp với mệnh gia chủ để thực hiện nghi lễ tạ ơn. Có thể mượn tuổi để tiến hành; 
    • Người thực hiện lễ cần phải ăn mặc lịch sự, gọn gàng; 
    • Nên đọc qua văn khấn vài lần để hạn chế vấp và đọc sai;
    • Sau khi thực hiện xong nghi thức cần rải gạo, muối và nước theo 4 hướng. Các lễ vật khác như: Nhang, đèn,... có thể sử dụng lại; 
    • Trong lúc tiến hành lễ tạ ơn không được để trẻ em đùa giỡn xung quanh và mọi người trong nhà cần phải thể hiện được lòng thành tâm. 

    Văn khấn lễ tạ sau khi sửa chữa, cải tạo nhà

    van khan le ta sau khi sua chua cai tao nha

    Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những bản văn khấn khác nhau. Vì vậy gia chủ cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn đúng văn khấn trong lễ tạ sau khi sửa nhà. 

     

    Khi tiến hành đọc văn khấn, người thực hiện phải có thái độ trang nghiêm, thành tâm không đùa giỡn nhằm thể hiện thành ý và sự tôn trọng đến với các vị thần linh. Để lễ tạ được diễn ra thành công và trơn tru thì bạn nên đọc qua vài lần để tránh bị vấp hoặc đọc sai lời văn. 

     

    ĐỌC NGAY:

     

    Hy vọng với những thông tin mà Xây Dựng An Phúc Khang chia sẻ thì gia chủ sẽ có thêm kiến thức về cách làm lễ tạ sau khi sửa nhà và ứng dụng vào đời sống một cách thật thành công. Chúc cho gia chủ luôn gặp nhiều may mắn, bình an trong cuộc sống!