Móng Băng Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại, Quy Trình

Ngày đăng : 18/04/2023 - 9:44 AM

Móng băng là gì? Có cấu tạo như thế nào? Có bao nhiêu loại móng băng? Tất tần tật những thắc mắc của bạn về loại móng này sẽ được Xây Dựng An Phúc Khang giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây, cùng tham khảo ngay nhé.

    Móng băng được nhắc đến và ứng dụng khá nhiều trong các công trình xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, nếu không phải người trong ngành này thì khi nghe đến sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra như móng băng là gì. Nếu bạn đang quan tâm thì hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang tìm hiểu chi tiết qua nội dung được chia sẻ dưới đây.

    Móng băng là gì?

    mong bang la gi

     

    Móng băng là loại móng nông, chuyên dùng để thi công những nhà ở, được xây dựng thành một dải dài theo hình thức độc lập hoặc được giao với nhau theo dấu chữ thập. Loại móng này được xây dựng trên các hố đào trần, chiều sâu chôn móng lý tưởng khoảng 2.5m.

    Cấu tạo của móng băng

    Cấu tạo của loại móng này sẽ bao gồm các thành phần cơ bản như:

     

    • Lớp bê tông lót dày khoảng 100mm;
    • Bản móng với kích thước thông dụng khoảng (900 - 1200) x 350mm;
    • Dầm móng với kích thước thông dụng khoảng 300 x (500 - 700)mm;
    • Thép bản móng thông dụng là Φ12a150;
    • Thép dầm móng thông dụng có kích thước thép dọc 6Φ(18 – 22), thép đai Φ8a150.

    *Lưu ý: Thông số có thể thay đổi tùy thuộc vào công trình xây dựng, đây chỉ là kích thước thông dụng nhất ở thời điểm hiện tại.

    Phân loại móng băng

    Móng băng sẽ được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:

     

    • Xét về vật liệu cấu tạo: có 2 loại chính gồm móng băng gạch và móng băng bê tông cốt thép;
    • Xét về tính chất: sẽ có 3 loại chủ yếu là móng cứng, móng mềm và móng hỗn hợp;
    • Xét về tiêu chí phương vị: gồm có móng 1 phương và móng 2 phương.

    Ưu nhược điểm của móng băng

     

    uu nhuoc diem cua mong bang

     

    Khi lựa chọn thi công móng băng cho công trình sẽ có những ưu nhược điểm sau đây:

    Ưu điểm

    Một số điểm nổi bật khi sử dụng móng băng cho công trình như sau:

     

    • Gia tăng liên kết giữa tường và cột chắn nếu xét theo phương thẳng đứng, tránh lún cột;
    • Giảm áp lực cho đáy móng;
    • Tải trọng được truyền xuống nền đất ổn định và đều hơn, không có chênh lệch lớn, không gây tác động đến các vị trí móng khác;
    • Thích hợp thi công ở những vị trí không thuận lợi;
    • Thi công đơn giản;
    • Chi phí thấp.

    Nhược điểm

    Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:

     

    • Không thích hợp thi công ở nơi có nhiều bùn hoặc nền đất yếu;
    • Tính ổn định, chống lật và chống trượt chỉ ở mức trung bình;
    • Tính ổn định kém khi momen lực ngang cao;
    • Đòi hỏi kỹ thuật cao nếu vị trí thi công có mạch nước ngầm.

    Quy trình thi công móng băng chuẩn

    Các bước thi công móng băng được thực hiện chi tiết như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

    Trước khi tiến hành thi công thì bước chuẩn bị mặt bằng sẽ giúp việc xác định vị trí móng chính xác hơn hẳn. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị đầy đủ các vật tư xây dựng bao gồm đá, cát, xi măng, thép,...

    Bước 2: Đào đất hố móng và làm phẳng mặt hố

    Trước khi đào cần dùng thiết bị để giác móng có độ chính xác cao hơn. Dựa theo tính chất công trình mà đào hố với độ sâu thích hợp. Sau đó sẽ tiến hành điều chỉnh hố móng nhằm rút ngắn thời gian và đạt hiệu quả tốt hơn khi thi công về sau.

    Bước 3: Bố trí thép

    Thép sẽ được bố trí đúng theo bản vẽ đã được tính toán trước đó nhằm đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra khi thực hiện cần chú ý: 

    • Chọn đúng loại thép, có độ dẻo dai, dễ uốn;
    • Bề mặt thép không được gỉ sét;
    • Tránh để thép dính bùn đất khi thi công;
    • Bố trí đúng vị trí và số lượng.

    Bước 4: Ghép cốp pha móng

    Đây là một trong những giai đoạn đòi hỏi sự cẩn thận và tỷ mỷ khi thực hiện. Nhân viên thi công sẽ tiến hành dựng cốp pha sao cho đúng vị trí, yêu cầu kỹ thuật, không bị cong vênh hoặc dịch khỏi vị trí.

    Bước 5: Đổ bê tông

    Đây là bước cuối cùng và cũng là bước quyết định sự thành bại của móng băng. Bê tông cần được pha đúng tỷ lệ, không bị trộn lẫn các tạp chất khác và đảm bảo về quy cách, tuân thủ nguyên tắc đổ từ xa lại gần.

    *Lưu ý: khi thi công không được đứng trực tiếp trên cốp pha mà nên bắt sàn gỗ nhằm đảm bảo an toàn và không làm sai lệch kết cấu đã lắp đặt, tránh ảnh hưởng đến quá trình thi công về sau.

    Lưu ý khi thiết kế móng băng

    luu y khi thiet ke va thi cong mong bang

     

    Một số lưu ý quan trọng khi thiết kế móng băng mà bạn không được bỏ qua như sau:

     

    • Xác định rõ móng băng có thích hợp cho công trình cần thi công hay không;
    • Dựa vào chiều sâu của nền đất đặt móng để tính toán sử dụng loại móng băng nào;
    • Tính toán chiều sâu đặt móng băng sao cho phù hợp với thiết kế của công trình nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất.

    >>>Tham khảo thêm:

    Qua những thông tin vừa chia sẻ, chắc hẳn rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn móng băng là gì và nắm bắt thêm nhiều kiến thức hữu ích khác như cấu tạo, quy trình thi công, thiết kế... Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy củng Xây Dựng An Phúc Khang chia sẻ đến nhiều người hơn bạn nhé.