Móng Đơn Là Gì? Cấu Tạo và Cách Phân Loại

Ngày đăng : 18/04/2023 - 9:37 AM

Móng đơn là gì? Loại móng này có cấu tạo như thế nào? Quy trình thi công ra sao? Hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang tham khảo bài viết sau để tìm ra lời giải đáp chi tiết nhất.

    Trong xây dựng có rất nhiều loại móng được sử dụng. Mỗi loại sẽ có cấu tạo, quy trình thi công và đảm nhận chức năng riêng biệt. Trong đó, móng đơn là loại móng được nhắc đến khá nhiều và thường được chọn khi thi công nhà ở dưới 4 tầng, nhà kho,...

     

    Vậy móng đơn là gì? Để tìm hiểu chi tiết hơn về loại móng này, hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang xem qua những nội dung được chia sẻ dưới đây.

    Móng đơn là gì?

    mong don la gi

     

    Móng đơn là một loại móng nông, đóng vai trò chịu lực hoặc gia cố những công trình có tải trọng nhẹ. Loại móng này có 3 loại lớn gồm móng cứng, móng mềm và móng nằm riêng lẻ. Móng đơn có giá thành thi công thấp, không có yêu cầu cao về kỹ thuật và có thể được đổ dạng hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật.

    Cấu tạo của móng đơn

    Cấu tạo của móng đơn vô cùng đơn giản, bao gồm:

     

    • Lớp bê tông lót: được đổ từ bê tông hoặc dùng gạch để xây dựng, độ dày khoảng 100mm, đảm nhiệm vai trò làm phẳng bề mặt hố móng, tránh làm mất nước xi măng khi đổ nền móng;
    • Bản móng: tùy vào các đặc điểm của công trình mà phần móng sẽ được tính toán và xây dựng hợp lý, được đổ theo dạng hình chữ nhật, có độ dốc thích hợp;
    • Cổ móng: đảm nhiệm vai trò truyền tải trọng từ cột xuống đáy móng, được đổ với kích thước lớn hơn phần cột được xây dựng ở trên khoảng 25mm;
    • Giằng móng: giúp hạn chế tình trạng lệch tâm của nền móng, giảm độ lún và chống đỡ phần tường ngăn ở phía trên.

    Phân loại móng đơn

    cac loai mong don

     

    Móng đơn có nhiều loại khác nhau, được phân loại như sau:

    Dựa vào đặc điểm tải trọng

    Nếu căn cứ theo tải trọng thì loại móng này sẽ bao gồm:

     

    • Móng chịu tải trọng đúng tâm;
    • Móng chịu tải trọng lệch tâm;
    • Móng các công trình cao;
    • Móng chịu lực ngang lớn;
    • Móng chịu tải trọng thẳng đứng.

    Dựa vào độ cứng

    Căn cứ vào độ cứng thì móng đơn sẽ được phân loại như sau:

     

    • Móng tuyệt đối cứng: độ cứng vô cùng lớn, tỷ lệ biến dạng cực thấp, có thể đổ từ gạch, đá và bê tông;
    • Móng mềm: khả năng biến dạng lớn, tỷ lệ dài/ngắn >8;
    • Móng cứng hữu hạn: có tỷ lệ cạnh dài/cạnh ngắn ≤ 8.

    Dựa vào cách thi công

    Xét về cách thức thi công thì móng đơn được phân thành:

     

    • Móng toàn khối: được đổ từ nhiều vật liệu, là loại móng được đổ trực tiếp tại công trình khi thi công;
    • Móng lắp ghép: được lắp ghép từ nhiều khối lại với nhau.

    Quy trình thi công móng đơn

    thi cong mong don

     

    Nhằm đảm bảo về những yêu cầu kỹ thuật cần thiết trong xây dựng, móng đơn sẽ được thi công như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và thiết bị hỗ trợ thi công

    Sau khi thống nhất cụ thể về phương pháp thi công móng đơn dựa trên tình hình thực tế. Lúc này mặt bằng thi công cần được dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị tốt về vật liệu, nhân công, trang thiết bị.

    Bước 2: Đào hố cho móng

    Xác định chính xác và đánh dấu vị trí các hố móng, dùng thiết bị hỗ trợ khi tiến hành đào hố, đảm bảo về độ rộng và độ chính xác cao hơn so với việc thi công truyền thống. Đây là một trong những bước đơn giản đầu tiên nhưng sẽ có ảnh hưởng lâu dài về sau nếu đào không đúng vị trí hoặc không chuẩn về kích thước.

    Bước 3: Làm phẳng bề mặt móng

    San phẳng bề mặt hố móng để tiến hành giai đoạn thi công về sau. Bạn có thể đổ một lớp đá dăm mỏng ở bề mặt để tạo độ bằng phẳng tốt hơn.

    Bước 4: Đổ bê tông lót

    Phần bê tông lót sẽ có độ dày khoảng 100mm, đổ trên bề mặt lớp đá dăm mỏng được rải trước đó. Khi thực hiện bước này sẽ giảm thiểu tình trạng mất nước làm ảnh hưởng đến chất lượng các lớp bê tông phía trên được đổ về sau. Ngoài ra, lớp bê tông lót cũng đảm nhiệm vai trò làm phẳng và gia cố cho phần đáy móng.

    Bước 5: Bố trí thép móng

    Việc bố trí thép móng như thế nào sẽ bị ảnh hưởng bởi kích thước và hình dáng móng đơn được đổ. Loại thép thường sử dụng có kích thước Φ12 – Φ16, khoảng cách lý tưởng mỗi thanh thường dao động từ 10 - 15cm. Đặc biệt, phần cốt thép thường đặt cách lớp bê tông lót khoảng 5cm nhằm giảm tình trạng ăn mòn thép, nâng cao tính liên kết giữa lớp lót và cốt thép móng.

    Bước 6: Đổ bê tông

    Bê tông cần được trộn theo tỷ lệ chuẩn xác để chất lượng của móng sau khi đổ không bị ảnh hưởng. Nguyên tắc đổ bê tông móng là từ xa lại gần và nếu phát hiện tình trạng đọng nước thì cần xử lý ngay lập tức trước khi tiến hành đổ.

     

    Bài viết liên quan:

    Móng Nhà Nào Tốt Nhất Khi Xây Nhà? [Giải Đáp Từ A đến Z]

    Sửa Nhà Có Cần Xin Giấy Phép Không? Hồ Sơ & Thủ Tục

    Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp cho câu hỏi móng đơn là gì. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại móng này và biết cách lựa chọn móng nhà cho phù hợp khi thi công. Hãy theo dõi Xây Dựng An Phúc Khang để cập nhật thêm nhiều tin tức xây dựng mới nhất bạn nhé.