Sửa Nhà Có Cần Xin Giấy Phép Không?

Ngày đăng : 18/04/2023 - 9:25 AM

Sửa nhà có cần xin giấy phép không? Thủ tục thực hiện ra sao? Hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang tham khảo ngay bài viết sau sẽ rõ.

    Sửa nhà có cần xin giấy phép không là một trong những vấn đề được quan tâm bởi nhiều người. Bởi lẽ, nếu không thực hiện đúng thì trong quá trình xây dựng sẽ phát sinh nhiều khó khăn, nếu nặng thì buộc phải dỡ bỏ theo quy định. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang tham khảo ngay nội dung được chia sẻ sau đây.

    Sửa nhà có cần xin giấy phép không?

    sua nha co can xin phep khong

     

    Để giải đáp thắc mắc có cần xin giấy phép không thì cần dựa vào tình trạng sửa chữa nhà ở. Những trường hợp sửa nhà được miễn xin giấy phép xây dựng theo Điểm G và Điểm H thuộc khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 như sau:

     

    • “Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình”
    • “Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc”.

    Ngoài 2 trường hợp trên đây thì những trường hợp khác đều cần phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công. Trong trường hợp nếu nhà chỉ để ở chuyển sang nhà hỗn hợp (nhà ở kết hợp cho thuê, kinh doanh) thì bạn cũng cần phải xin giấy phép xây dựng.

    Sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu?

    Căn cứ theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022 thì mức phạt được áp dụng đối với hành vi sửa chữa nhà ở mà không xin phép như sau:

     

    • Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng đối với loại hình nhà ở riêng lẻ;
    • Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng đối với loại hình nhà ở riêng nằm trong khu vực có khu bảo tồn, khu di tích lịch sử hoặc những công trình xây dựng khác;
    • Phạt tiền từ 120 đến 140 triệu đồng đối với những công trình có yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu tính khả trước khi xây dựng hoạc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

    Trong trường hợp công trình đã sửa chữa hoàn tất thì cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu dỡ bỏ phần công trình đã vi phạm. Điều này được quy định rõ tại Điểm C Khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

    Hồ sơ xin giấy phép sửa chữa nhà

    sua nha co can xin phep khong

     

    Theo Điều 47 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa nhà gồm có:

     

    • “Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này;
    • Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật;
    • Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo;
    • Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này;
    • Đối với các công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.”

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết để xin cấp phép sửa chữa nhà ở, bạn sẽ nộp tại UBND cấp Quận/Huyện tại khu vực mà công trình dự kiến sửa chữa.

    Thủ tục xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở

    Thủ tục xin giấy phép sửa nhà tương đối phức tạp, cụ thể:

     

    • Chuẩn bị hồ sơ cần thiết theo yêu cầu và nộp về UBND cấp Quận/Huyện, thời gian giải quyết khoảng 20 ngày;
    • Sau khi được cấp giấy phép thì bạn sẽ nộp cho cán bộ tại phường xã gồm bản vẽ xin phép và hồ sơ pháp lý của đơn vị thi công;
    • Treo bảng thi công cùng giấy phép đã được ép nhựa ở cửa công trình khi bắt đầu thi công.

    Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở

    sua nha co can xin phep khong

     

    Để hoàn tất quy trình xin giấy phép sửa chữa nhà ở thì sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết theo yêu cầu và nộp về cơ quan có thẩm quyền thì bạn cần nộp một phần lệ phí.

     

    Hiện nay, không có quy định về mức lệ phí cụ thể. Do đó, mức phí này có thể phụ thuộc vào từng khu vực, tỉnh thành khác nhau.

    Mẫu đơn xin phép sửa nhà ở

    Dưới đây là mẫu đơn số 01 xin phép sửa chữa nhà ở được ban hành kèm theo Phụ lục I, Nghị định 15/2021 của Chính phủ mà bạn có thể tham khảo qua khi chuẩn bị hồ sơ.

     

    “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ----------------- 

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

    (Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng /Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

     

    Kính gửi: …………………………

     

    1. Thông tin về chủ đầu tư:

    - Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………

    - Người đại diện: ……………………Chức vụ (nếu có): ………………………

    - Địa chỉ liên hệ: số nhà: ………………………. đường/phố: …………………

    phường/xã: ………………..quận/huyện: …………….tỉnh/thành phố: …………

    - Số điện thoại: ………………………………………………………………….

    2. Thông tin công trình:

    - Địa điểm xây dựng:

    Lô đất số: ………………………………….. Diện tích ........... m2.

    Tại số nhà: ……………………….đường/phố …………………………….

    phường/xã: …………………………. quận/huyện: …………………………….

    tỉnh, thành phố: …………………………….…………………………….………

    3. Tổ chức/cá nhân lập, thẩm tra thiết kế xây dựng:

    3.1. Tổ chức/cá nhân lập thiết kế xây dựng:

    - Tên tổ chức/cá nhân: Mã số chứng chỉ năng lực/hành nghề:

    - Tên và mã số chứng chỉ hành nghề của các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế:

    3.2. Tổ chức/cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng:

    - Tên tổ chức/cá nhân: Mã số chứng chỉ năng lực/hành nghề:

    - Tên và mã số chứng chỉ hành nghề của các chủ trì thẩm tra thiết kế:....

    4. Nội dung đề nghị cấp phép:

    4.1. Đối với công trình không theo tuyến, tín ngưỡng, tôn giáo:

    - Loại công trình: ……………………………………….Cấp công trình: ………

    - Diện tích xây dựng: …………………………….m2.

    - Cốt xây dựng: …………………………….m.

    - Tổng diện tích sàn (đối với công trình dân dụng và công trình có kết cấu dạng nhà):…………… m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

    - Chiều cao công trình: …………………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum - nếu có).

    - Số tầng: ………………..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum - nếu có).

    4.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

    - Loại công trình: ………………………………Cấp công trình: ………………

    - Tổng chiều dài công trình: …………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

    - Cốt của công trình: …………………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực).

    - Chiều cao tĩnh không của tuyến: ………m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).

    - Độ sâu công trình: ……………m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực).

    4.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành háng:

    - Loại công trình: ……………………… Cấp công trình: .………………………

    - Diện tích xây dựng: ……………………………………m2.

    - Cốt xây dựng: ……………………………………m.

    - Chiều cao công trình: ……………………………………m.

    4.4. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

    - Cấp công trình: ……………………………………

    - Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………m2.

    - Tổng diện tích sàn: ……………………………………m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

    - Chiều cao công trình: …………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

    - Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

    4.5. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:

    - Loại công trình: ……………………Cấp công trình: …………………………

    - Các nội dung theo quy định tại mục 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 tương ứng với loại công trình.

    4.6. Đối với trường hợp cấp giấy phép theo giai đoạn:

    - Giai đoạn 1:

    + Loại công trình: ………………………Cấp công trình: ………………………

    + Các nội dung theo quy định tại mục 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 tương ứng với loại và giai đoạn 1 của công trình.

    - Giai đoạn 2:

    Các nội dung theo quy định tại mục 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 tương ứng với loại và giai đoạn 1 của công trình.

    - Giai đoạn ...

    4.7. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:

    - Tên dự án: ………………………………………………………..

    Đã được: ………….phê duyệt, theo Quyết định số: ………..ngày …………….

    - Gồm: (n) công trình

    Trong đó:

    Công trình số (1-n): (tên công trình)

    * Loại công trình: …………………………Cấp công trình: ……………………

    * Các thông tin chủ yếu của công trình: ...……………………………………

    4.8. Đối với trường hợp di dời công trình:

    - Công trình cần di dời:

    - Loại công trình: ………………… Cấp công trình: ……………………………

    - Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): …………………………………… m2.

    - Tổng diện tích sàn: ……………………………………m2.

    - Chiều cao công trình: ……………………………………m.

    - Địa điểm công trình di dời đến:

    Lô đất số: ……………………………Diện tích………………………………… m2.

    Tại: ………………………………… đường: ……………………………………

    phường (xã) ………………… quận (huyện) ……………………………………

    tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………

    - Số tầng: …………………………………………………………………………

    5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ………………………………tháng.

    6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

    1 -

    2 -

    …………, ngày ….. tháng …. năm…..
    NGƯỜI LÀM ĐƠN/ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))”

    >>>XEM THÊM:

    Nhà Cấp 4 Là Gì? Ưu Điểm & Cách Phân Biệt

    Sửa Nhà Có Cần Xem Ngày Không? [GIẢI ĐÁP NHANH]

    Sửa Nhà Có Cần Xem Tuổi Không? Giải Đáp Từ A Đến Z

     

     

    Qua những thông tin vừa chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sửa nhà có cần xin phép hay không và hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục xin phép. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang chia sẻ rộng rãi hơn đến mọi người nhé.