Xây Dựng Dân Dụng Là Gì?

Ngày đăng : 31/01/2024 - 8:42 AM

Toàn bộ nội dung giải thích xây dựng dân dụng là gì cũng như phân loại công trình dân dụng và các thông tin liên quan khác sẽ được Xây Dựng An Phúc Khang chia sẻ đầy đủ đến bạn. Cùng tham khảo nhé.

    Xây dựng là một ngành quan trọng trong cuộc sống cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước vì vậy mà ngành đã có từ rất lâu chỉ sau ngành kỹ thuật quân sự. Hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang tìm hiểu rõ hơn về xây dựng dân dụng là gì trong bài viết này nhé!

    Xây dựng dân dụng là gì?

    xay dung dan dung la gi

     

    Xây dựng dân dụng là ngành chuyên về tư vấn thiết kế và tổ chức thi công xây dựng giám sát quản lý những công trình dân dụng nhằm phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu xã hội. 

     

    Công trình trong lĩnh vực xây dựng dân dụng rất phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu là công trình phục vụ sinh hoạt, giao thông và sản xuất kinh doanh như:

    • Công trình phục vụ sinh hoạt: ký túc xá, chung cư, nhà phố, biệt thự, nhà liền kề, rạp chiếu phim, công viên, nhà sách, nhà hàng quán ăn…

    • Công trình sản xuất, hoạt động kinh doanh: văn phòng, tòa nhà cao tầng, nhà máy nhà xưởng, trung tâm thương mại…

    • Công trình hạ tầng giao thông: Đường bộ, đường hầm, cầu vượt…

    Phân loại công trình dân dụng

    Công trình xây dựng dân dụng được phân loại thành nhà, nhà ở và công trình công cộng, trong đó công trình phân loại thành các nhóm nhỏ gồm:

    • Công trình giáo dục: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường Tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông,các trường khối đại học, cao đẳng, các trường đào tạo dạy nghề, nghiệp vụ…

    • Công trình y tế: bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, các trung tâm đào tạo, thực hiện thí nghiệm sinh học.

    • Công trình thể thao: Công trình sân vận động, các nhà thi đấu ngoài trời, các nhà thi đấu đa năng, thể thao ngoài trời, bể bơi, sân bóng đá, bóng chuyền, sân golf.

    • Công trình văn hóa: Các trung tâm hội nghị, nhà hát, rạp xiếc, rạp chiếu phim, bảo tàng, thư viện, nhà trưng bày, phòng triển lãm.

    • Công trình văn phòng, trụ sở cơ quan: văn phòng cơ quan làm việc nhà nước, trụ sở làm việc của các đơn vị, doanh nghiệp, trụ sở các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác…

    • Công trình thương mại và dịch vụ: siêu thị, trung tâm thương mại…

    • Công trình giao thông: Nhà ga, bến xe, bến tàu…

    • Công trình thông tin liên lạc, viễn thông: bưu điện, đài truyền hình, trạm thu phát sóng…

    • Công trình dịch vụ công cộng: khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ....

    • Công trình công cộng khác: nhà thờ, chùa, trại giam, nhà tù...

     

    Bên cạnh đó việc phân cấp dân dụng khá là phức tạp vì bao gồm nhiều quy định kỹ thuật như độ an toàn đối với người và tài sản, số lượng người, tác động điều kiện khí hậu lý hoá sinh học, giới hạn chịu lửa cho phép.

    Đặc điểm kỹ thuật ngành xây dựng dân dụng

    dac diem ky thuat cua nganh xay dung dan dung

     

    Ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng là nhóm ngành yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao. Công việc của ngành bao gồm thiết kế thi công, thực hiện giám sát và bảo trì cho các công trình dân dụng nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước, khu vực hay quốc tế. 

     

    Để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng ngành kỹ thuật được chia thành các nhóm ngành gồm:

    • Kỹ thuật môi trường

    • Địa kỹ thuật

    • Kỹ thuật kết cấu

    • Kỹ thuật giao thông

    • Kỹ thuật đô thị

    • Kỹ thuật môi trường nước, môi trường biển.

    • Kỹ thuật vật liệu

    • Kỹ thuật xây dựng

    • Khảo sát

    Vai trò của ngành xây dựng dân dụng

    Xây dựng dân dụng đóng vai trò quan trọng trong nhiều mặt đối với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước:

    • Thể hiện cụ thể đường lối, định hướng phát triển kinh tế quốc gia

    • Tăng giá trị lợi nhuận

    • Tăng cường hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, tiềm lực quốc gia.

    • Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

    • Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển

    Yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng dân dụng

    Để hoạt động xây dựng dân dụng diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt cần sự góp sức của nhân tố kỹ thuật, vật tư xây dựng nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người gồm:

    • Quản lý dự án

    • Nhà thầu chính và nhà thầu phụ

    • Kỹ sư tư vấn thiết kế

    • Kỹ sư thi công

    • Kiến trúc sư

    • Tư vấn giám sát.

    >>> XEM THÊM:

    Thông qua bài viết này Xây Dựng An Phúc Khang mong bạn đã có thêm kiến thức thông tin xây dựng dân dụng là gì cùng với vai trò và đặc điểm kỹ của ngành. Nếu cảm thấy bài viết này hay và bổ ích hãy theo dõi chúng tôi trong những bài chia sẻ tiếp theo nhé!