Kỹ Sư Xây Dựng Là Gì?

Ngày đăng : 31/01/2024 - 1:39 PM

Nội dung bài viết sẽ giải đáp câu hỏi kỹ sư xây dựng là gì cũng như các công việc chính và yêu cầu bằng cấp kỹ năng cần có của kỹ sư. Mời bạn  tham khảo nội dung mà Xây Dựng An Phúc Khang đã tổng hợp và chia sẻ dưới đây nhé! 

    Ngành xây dựng với số lượng công việc dồi dào và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế, nên hiện đang được rất nhiều người lựa chọn theo học và làm việc. Hãy cùng Xây Dựng An Phúc Khang tìm hiểu công việc kỹ sư xây dựng là gì cùng những thông tin có liên quan tới kỹ sư xây dựng trong bài viết nhé!

    Kỹ sư xây dựng là gì?

    ky su xay dung la gi

     

    Kỹ sư xây dựng là người có khả năng thiết kế tính toán kết cấu công trình, tư vấn quản lý dự án. Kỹ sư quản lý nguyên vật liệu xây dựng cũng như giám sát quá trình thi công diễn ra đúng thiết kế kỹ thuật và đảm bảo thời hạn kế hoạch.

     

    Kỹ sư xây dựng cũng cần đảm bảo yếu tố an toàn lao động và các công trình cấu trúc tạm như giàn giá, nhà tạm... đúng theo quy định xây dựng.

     

    Phân loại kỹ sư xây dựng

    Ngành kỹ sư xây dựng ngành kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác cần thận về mặt kỹ thuật và số đo công trình, phân loại dựa trên lĩnh vực xây dựng:

    • Kỹ sư xây dựng dân dụng;

    • Kỹ sư xây dựng công nghiệp ;

    • Kỹ sư xây dựng công trình quân sự;

    • Kỹ sư xây dựng cầu đường;

    • Kỹ sư xây dựng sân bay;

    • Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi;

    • Kỹ sư xây dựng công trình biển;

    • Kỹ sư xây dựng đô thị;

    • Kỹ sư tin học xây dựng;

    • Kỹ sư cơ khí xây dựng.

    Các khu vực làm việc của kỹ sư xây dựng

    cac khu vuc lam viec cua ky su xay dung

     

    Kỹ sư xây dựng được phân loại thành 3 nhóm dựa vào khu vực làm việc:

    Khu vực công trường

    Môi trường làm việc ngoài trời khắc nghiệt thường xuyên chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết nhiệt độ. Yêu cầu kỹ sư có sức khỏe tốt, hoạt động và di chuyển nhiều bao gồm:

    • Kỹ sư thi công;

    • Kỹ sư giám sát;

    • Chỉ huy trưởng công trình;

    • Kỹ sư trắc đạc, khảo sát địa chất..

    Khu vực công xưởng

    Kỹ sư làm công việc liên quan gián tiếp tới hoạt động sản xuất máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho công trình, bao gồm:

    • Kỹ sư quản lý xưởng;

    • Kỹ sư giám sát nội bộ;

    • Kỹ sư quản lý chất lượng;

    • Chuyên viên phát triển sản phẩm...

    Khu vực văn phòng

    Kỹ sư làm việc trong môi trường văn phòng thường xuyên tiếp xúc với các giấy tờ, bộ hồ sơ và số liệu:

    • Chuyên viên thiết kế;

    • Chuyên viên quản lý dự án;

    • Chuyên viên tư vấn xây dựng;

    • Chuyên viên lập hồ sơ thầu mời thầu;

    • Chuyên viên kiểm toán;

    • Chuyên viên dự toán;

    • Chuyên viên đánh giá và thẩm định;

    • Chuyên viên thẩm định chất lượng công trình.

    Công việc chính của kỹ sư xây dựng

    cong viec chinh cua ky su xay dung

     

    Nghề kỹ sư xây dựng có tính chất lĩnh vực công việc đa dạng vì vậy chúng tôi sẽ chỉ liệt kê hoạt động công việc phổ biến như: 

    Khảo sát thực tế và lên kế hoạch thiết kế thi công

    • Tìm hiểu về quy định của Bộ Xây Dựng và Chính Phủ để xem xét đánh giá bản thiết kế đã phù hợp đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng;
    • Khảo sát mặt bằng xây dựng để xác định các yếu tố tính chất địa chất khu vực;
    • Phân tích bản báo cáo điều tra, bản đồ thực địa, tính hình và dữ liệu khu vực;
    • Lên kế hoạch thiết kế xây dựng và thi công công trình;
    • Dự đoán mối nguy hiểm tiềm ẩn, phân tích rủi ro;
    • Lập bảng dự toán chi phí chi tiết gồm chi phí thi công và chi phí vật tư vật liệu gửi chủ đầu tư.

    Triển khai giám sát thi công

    • Kiểm soát chất lượng và số lượng nguyên vật liệu xây dựng như gạch, bê tông, cát đá, sắt thép...
    • Thực hiện giám sát hoạt động xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng.
    • Cập nhật thông tin vào sổ nhật ký công trình hàng ngày và lập bảng báo cáo tình hình hàng tuần gửi chủ thầu, chủ đầu tư.
    • Thiết lập điểm tham chiếu, độ cao độ rộng theo bản vẽ thiết kế.
    • Nhắc nhở công nhân thợ, xây thực hiện chấp hành an toàn lao động, vệ sinh công trình công xưởng.
    • Chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề phát sinh ở khu vực làm việc.

    Hỗ trợ nghiệm thu công trình 

    • Nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu công trình theo giai đoạn, hạng mục đảm bảo chất lượng đã được cam kết trong hợp đồng xây dựng;
    • Khắc phục xử lý hạng mục, chi tiết chưa đạt yêu cầu.

    Các công việc khác của kỹ sư xây dựng

    • Quản lý hoạt động sửa chữa, thay thế bảo trì bảo dưỡng các bộ phận thiết bị và hạng mục công trình;
    • Lập bảng chấm công, bảng điểm danh tính lương thợ xây, nhân công;
    • Kiểm soát, bảo quản máy móc thiết bị xây dựng;
    • Quản lý các loại giấy tờ liên quan tới công trình như hồ sơ xin cấp phép xây dựng, hồ sơ hoàn công…

    Bằng cấp và kỹ năng cần có của kỹ sư xây dựng

    bang cap va ky nang can co ky su xay dung

     

    Sinh viên tốt nghiệp bằng đại học ngành xây dựng và ngành kỹ thuật xây dựng tại các trường đại học, học viện đào tạo chuyên ngành xây dựng dưới đây:

    *Đại học - học viện khu vực miền Bắc: 

    • Đại học Xây dựng Hà Nội;

    • Đại học Kiến trúc Hà Nội; 

    • Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội;

    • Đại học Thủy lợi;

    • Học viện Hậu cần;

    • Đại học Hàng hải Việt Nam…

     

    *Đại học khu vực miền Trung: 

    • Đại học Vinh;

    • Đại Học Xây dựng Miền Trung;

    • Đại học Bách Khoa Đà Nẵng…

     

    *Đại học khu vực miền Nam:

    • Đại học Giao thông Vận tải;

    • Trường Đại học Mở;

    • Đại học Kiến trúc;

    • Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh;

    • Đại học Ngô Quyền…

    Kỹ năng của kỹ sư xây dựng

    Để trở thành kỹ sư xây dựng ngoài bằng cấp bạn phải đáp ứng các kỹ năng như:

    • Thành thạo phần mềm AutoCAD, Civil 3D hoặc các phần mềm thiết kế tương tự khác;

    • Quản lý giám sát;

    • Giao tiếp, làm việc nhóm tốt;

    • Quản lý thời gian;

    • Giải quyết vấn đề;

    • Giỏi các môn tự nhiên đặc biệt là toán, vật lý.

    >>> XEM THÊM:

    Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ kỹ sư xây dựng là gì cùng như cách phân loại, các công việc chính của kỹ sư. Nếu bạn cảm thấy bài viết trên cung cấp thông tin hay và đầy đủ thì hãy theo dõi Xây Dựng An Phúc Khang trong những bài chia sẻ tiếp theo nhé!